• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Góp ý, phản biện xã hội về dự thảo tài liệu “Giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 6”.

 Ngày 27/7/2021 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh có Tờ trình số 1248/TTr- BBS về việc tham gia góp ý, phản biện dự thảo tài liệu “giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 6”, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 216/KH-MTTQ-BTT, ngày 29/ 7/2021 về việc tổ chức  góp ý, phản biện xã hội về Tài liệu “ Giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 6”. Chấp hành quy định trong phòng chống dịch covid19, Ban Thường trực không tổ chức hội nghị tập trung mà gửi bằng văn bản cho các  đồng chí trong Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam 10 huyện, thành phố,  28 tổ chức thành viên  và các Hội đồng tư vấn của Mặt trận tỉnh tham gia  góp ý, phản biện xã hội về dự thảo tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 6.

 Ngày 27/7/2021 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh có Tờ trình số 1248/TTr- BBS về việc tham gia góp ý, phản biện dự thảo tài liệu “giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 6”, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 216/KH-MTTQ-BTT, ngày 29/ 7/2021 về việc tổ chức  góp ý, phản biện xã hội về Tài liệu “ Giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 6”. Chấp hành quy định trong phòng chống dịch covid19, Ban Thường trực không tổ chức hội nghị tập trung mà gửi bằng văn bản cho các  đồng chí trong Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam 10 huyện, thành phố,  28 tổ chức thành viên  và các Hội đồng tư vấn của Mặt trận tỉnh tham gia  góp ý, phản biện xã hội về dự thảo tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 6.

 Qua góp ý, phản biện xã hội, các ý kiến tham gia cơ bản thống nhất cao với các nội dung dự thảo tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 6. Trong tài liệu đã chú trọng việc coi trọng và đưa nội dung các chủ đề về cuộc sống địa phương vào giảng dạy, qua đó sẽ tạo nên những bước chuyển biến về môi trường học tập tích cực, cảm hứng đối với người học. Tài liệu thiết kế đa dạng nhiều chủ đề với những hình thức khác nhau đó là một phương thức rèn luyện kỹ năng tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề của địa phương, như các chủ đề về Âm nhạc, Văn học, Địa lý địa phương…..Từ đó, tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập, rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục trách nhiệm bản thân với cộng đồng địa phương, gắn lý thuyết với thực tiễn cuộc sống.

Tuy nhiên, các tổ chức, đơn vị , cá nhân cũng nêu ý kiến về bố cục đề nghị sắp xếp bố cục của chủ đề theo trình tự diễn tiến của quá trình lịch sử cụ thể: Chủ đề 2 “Kon Tum từ thời nguyên thủy đến thế kỷ X” sắp xếp chuyển thành chủ đề 1; Chủ đề 5 “Địa lý tự nhiên tỉnh Kon Tum” sắp xếp chuyển thành chủ đề 2; Chủ đề 1 “Truyện cổ tiêu biểu các dân tộc thiểu số Kon Tum” sắp xếp chuyển thành chủ đề 3 là phù hợp..

Về nội dung các chủ đề 1, 2, 3, 5, 6, 7 như Phần văn bản 1“Đất và Trời”  Nên chú thích thêm dân tộc Xơ-đăng gồm có những nhánh nào để học sinh biết, tránh nhầm lẫn giữa “nhánh” với dân tộc bản địa được công nhận (ở những phần sau có những nội dung liên quan). Hay phần trải nghiệm cùng văn bản, Để nhớ về làng xưa…..nơi tổ chức các việc chung… Đồng thời bổ sung thêm tên gọi “Kon Tum qua các thời kỳ lịch sử” để các em có thể hiểu sâu hơn, tự hào hơn về địa danh gắn với lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của tỉnh Kon Tum trong đấu tranh, xây dựng và trưởng thành; đề nghị làm rõ dòng sông Đăkbla, Sê San trên lược đồ vì dòng sông nằm trùng với đường ranh giới hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum, học sinh không xác định được và nêu tên đầy đủ của các đơn vị hành chính tỉnh Kon Tum hiện nay.

                                                                                   Tin : Lê Sơn

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Video Clip