• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước là góp phần xây dựng và củng cố khối Đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Kon Tum

Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, là một trong những nhân tố góp phần quan trọng vào thành công của sự nghiệp dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước của dân tộc Việt Nam. Phát huy tinh thần yêu nước và truyền thống đoàn kết quý báu đó; ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi “Thi đua ái quốc” để động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, huy động mọi lực lượng xã hội cả về tinh thần lẫn vật chất, đóng góp cho công cuộc kháng chiến kiến quốc của dân tộc.

Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, là một trong những nhân tố góp phần quan trọng vào thành công của sự nghiệp dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước của dân tộc Việt Nam. Phát huy tinh thần yêu nước và truyền thống đoàn kết quý báu đó; ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi “Thi đua ái quốc” để động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, huy động mọi lực lượng xã hội cả về tinh thần lẫn vật chất, đóng góp cho công cuộc kháng chiến kiến quốc của dân tộc.

Lời kêu gọi thi đua ái quốc đó, đến nay đã tròn 73 năm, được ghi nhận qua 10 kỳ Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc (từ năm 1952 đến năm 2020), đánh dấu từng bước trưởng thành của phong trào thi đua yêu nước, có sự kế thừa và phát triển những nội dung mới, hình thức mới theo yêu cầu và nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng. Có thể nói, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành một trong những động lực to lớn, đóng góp vào thắng lợi của cuộc kháng chiến trước đây, cũng như góp phần vào việc phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế như ngày nay.

Thi đua là thuộc tính vốn có trong xã hội loài người, để chọn và suy tôn những gương tài giỏi trong nhóm người hoặc trong cộng đồng; Thi đua còn là sự biểu hiện của lòng ham hiểu biết, ham tiến bộ, tính nhân văn và hướng thiện của mỗi con người chúng ta; khơi dậy cái “Chân, thiện, mỹ” trong mỗi con người; đẩy lùi “cái ác, cái tiêu cực, lạc hậu”, làm cho mặt thiện sinh sôi nảy nở như hoa mùa xuân. Thi đua yêu nước còn là một phương thức giáo dục truyền thống, đạo đức; hướng con người tới cái cao cả, đem lại lợi ích cho xã hội, cho đất nước và cho cả dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đã dạy “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua...” chính là nhằm tạo ra môi trường xã hội rộng rãi, trở thành động lực để hướng con người tới những mục tiêu cao cả “Vì nước, vì dân”; Người đã chỉ ra rất cụ thể: “Thi đua ái quốc là lợi ích cho mình, lợi ích cho gia đình mình và lợi ích cho toàn xã hội”. Ngày nay đất nước ta đang đứng trước những thách thức mới và những thời cơ mới để thực hiện đường lối đổi mới trong thời kỳ hội nhập Quốc tế, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Hơn lúc nào hết, thi đua yêu nước là đoàn kết, tập hợp rộng rãi các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp Nhân dân cùng nhau hướng về tương lai; tất cả vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo ra động lực mạnh mẽ, phấn đấu vượt qua mọi thử thách để đưa đất nước ta sớm phát triển nhanh, mạnh, vững chắc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Phong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là phát huy mọi nguồn lực, nâng cao trình độ và năng lực khoa học, kỹ thuật, công nghệ gắn với nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của đất nước. Tinh thần thi đua yêu nước phải thể hiện bằng việc cùng nhau rèn luyện, tu dưỡng đạo đức phẩm chất chính trị vững vàng, ra sức học tập, nghiên cứu khoa học, phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo năng suất, chất lượng và hiệu quả cao trong lao động sản xuất, công tác và bảo vệ Tổ quốc.

Thi đua tạo môi trường xã hội lành mạnh, củng cố tinh thần đoàn kết nhất trí, giúp nhau cùng tiến bộ, cùng nhau lao động và cống hiến với sức mạnh cuả khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thi đua yêu nước là hành động tự giác của mỗi con người và có tác động lôi cuốn, ảnh hưởng đến hoạt động thực tiễn của từng người. Qua phong trào thi đua, các điển hình và nhân tố mới sẽ là những bài học sinh động, có tính nêu gương, có sức thu hút, thuyết phục để bồi dưỡng nhận thức, tình cảm, hướng dư luận vào cái tốt, cái đẹp; đẩy lùi cái xấu, cái bảo thủ và tiêu cực, để khơi dậy và nhân lên mặt tích cực trong mỗi con người của chúng ta, trong từng tập thể, trong cộng đồng và toàn xã hội.

Điều 9, Luật MTTQ Việt Nam quy định: MTTQ Việt Nam tham gia phối hợp với các cơ quan Nhà nước tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, vận động toàn dân đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, giải quyết tốt các vấn đề xã hội ở khu dân cư, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh Nhân dân... Như vậy, việc tổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và liên tục của công tác Mặt trận và Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh; Thông qua các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh sẽ không ngừng phát huy tinh thần yêu nước của các tầng lớp Nhân dân, nhằm góp phần tăng cường việc xây dựng, củng cố, mở rộng và tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước.

Để phong trào thi đua triển khai sâu rộng, đạt kết quả tốt và qua đó tăng thêm sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để mọi người hiểu rõ thi đua là cuộc vận động cách mạng rộng lớn, mang tính chính trị xã hội sâu sắc và vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước: “Người người thi đua, ngành ngành thi đua, nhà nhà thi đua…”; Nhằm động viên cổ vũ mọi người cùng học tập noi theo, qua đó phát hiện những tấm gương “Người thật, việc thật”, gương “Người tốt, việc tốt”; khơi dậy tinh thần thi đua nước yêu nước trong tất cả các tầng lớp Nhân dân là góp phần thực hiện thắng lợi việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện các phong trào hành động cách mạng của quần chúng Nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ. Bên cạnh đó, xác định phong trào thi đua phải gắn chặt với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, giáo dục, quốc phòng và an ninh ở địa phương; xây dựng “Nếp sống văn minh, gia đình văn hoá”; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”; Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…, hướng phong trào thi đua yêu nước vào việc thực hiện các Nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước; góp phần xây dựng chính quyền Nhân dân và cả hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Nhân kỷ niệm 73 năm, ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi “Thi đua ái quốc”, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân các dân tộc tỉnh Kon Tum quyết tâm thực hiện và làm theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu; Tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, ra sức thi đua lao động sản xuất làm ra nhiều của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho gia đình và làm giàu cho xã hội; góp phần cùng với Đảng bộ, chính quyền, MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI của tỉnh Đảng bộ; Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Chương trình hành động và Nghị quyết Đại hội MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum lần thứ X; Chương trình hành động và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX MTTQ Việt Nam; Đồng thời thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, giữ vững an ninh Quốc phòng ở địa phương; ra sức thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, lập thành tích chào mừng niệm các ngày lễ lớn trong năm của đất nước, của dân tộc và của tỉnh. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tỉnh Kon Tum cùng nhau chung sức, chung lòng, quyết tâm thi đua xây dựng tỉnh Kon Tum ngày càng văn minh, giàu mạnh và tiến bộ; đảm bảo giữ vững quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội; ra sức tập hợp, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc tỉnh nhà ngày càng bền vững; Tất cả vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” góp phần cùng cả nước đưa tỉnh Kon Tum sớm phát triển nhanh và bền vững; xây dựng và củng cố khối Đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Kon Tum trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập Quốc tế./.

                                                                                                                                                                                             Bài, ảnh: Nguyễn Đăng Bình

                                                                                                            

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Video Clip