• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

20 năm thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện Kon Plông

Kon Plông là huyện miền núi, là cửa ngõ phía Đông Bắc của tỉnh Kon Tum, huyện có 09 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 8 xã và 1 thị trấn). Dân số trên địa bàn huyện có 7.557 hộ dân, trong đó có 6.497 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), (chiếm tỷ lệ 85,97%). Toàn huyện có 3.350 hộ nghèo (chiếm 51,56% tổng số hộ dân) và 875 hộ cận nghèo (chiếm 11,58% tổng số hộ dân), toàn bộ các hộ đều là DTTS trong địa bàn huyện.

Trong 20 năm qua, việc triển khai tín dụng chính sách được tập trung ưu tiên vào những khu vực trọng điểm, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi tạo công ăn việc làm, xây dựng nông thôn mới của người dân trên địa bàn huyện; không chỉ góp phần hỗ trợ cho người dân giảm nghèo mà còn thoát nghèo bền vững; đồng thời còn ngăn chặn, đẩy lùi nạn “tín dụng đen”. Từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ khu vực nông thôn, vùng đồng bào DTTS. Tín dụng chính sách còn góp phần khai thác tiềm năng đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên, phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân trong huyện.

Với phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”, qua 20 năm triển khai thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi do NHCSXH thực hiện trên địa bàn huyện và sự vào cuộc tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác vận động, tuyên truyền người dân vay vốn để phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đã tạo điều kiện cho 20.071 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính khác được vay vốn, với toỏng số tiền 394.013 triệu đồng; từ nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho trên 2.278 hộ thoát nghèo; giải quyết công ăn việc làm cho trên 12.585 lao động; giúp cho 75 học sinh, sinh viên trang trải chi phí học tập; 1.178 hộ được vay vốn, xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh; xây dựng 1.111 căn nhà ở cho hộ nghèo.

Ngoài ra, tín dụng chính sách còn góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa phương trong huyện. Các chương trình tín dụng chính sách được triển khai có hiệu quả; đặc biệt là vùng đồng dân tộc thiểu số, không chỉ góp phần giúp bà con chuyển dần từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất hàng hoá, theo hướng cơ chế thị trường, tạo điều kiện tiên quyết để giúp người dân am hiểu về trình độ trong phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng mà còn tạo điều kiện cho người dân làm mới, sửa chữa, xoá nhà ở tạm bợ đột nát, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn của huyện.

Được tiếp cận các chương trình tín dụng ưu đãi đã giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách đổi mới tư duy, nếp nghĩ cách làm, hướng đầu tư, biết tính toán lợi ích kinh tế mà đồng vốn mang lại, tiết kiệm trong tiêu dùng, sử dụng vốn có hiệu quả bằng các loại hình sản xuất đa dạng: trồng chăm sóc hơn 900ha cà phê và 211ha hoa và rau các loại (trồng nấm, trồng sâm,…); chăn nuôi hơn 3.200 con trâu, bò, và hơn 400 con heo địa phương; nuôi gia cầm lấy trứng, lấy thịt, ngoài ra vốn tín dụng còn được đầu tư làm dịch vụ, hoạt động thương mại, sản xuất hàng hóa.

Qua 20 năm thực việc vay vốn tín dụng chính sách xã hội, đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, từng bước nâng cao đời sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở vùng đồng bào DTTS. Tín dụng chính sách xã hội trong những năm qua đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã đề ra. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội giúp nhân dân bám đất, bám làng trên chính mãnh đất của mình; đồng thời giúp chính quyền ở cơ sở hoạch định, định hướng phát triển kinh tế cho địa phương, có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với người dân, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của người dân. Từ đó đã tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của Đảng và Nhà nước, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ tại vùng DTTS.

Ngoài ra, hoạt động tín dụng chính sách còn được đánh giá cao trong việc xóa bỏ tệ nạn cho vay nặng lãi, bán non các loại sản phẩm nông nghiệp do người dân làm ra; góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương. Thông qua các chương trình tín dụng của NHCSXH đã đầu tư cho vay tại các xã xây dựng nông thôn mới đã góp phần giúp huyện Kon Plông đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới theo đúng kế hoạch./.

                                                                                 Bài, ảnh:Kim Thạch

                                               Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Kon Plông


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Video Clip