• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xây dựng mô hình giảm nghèo gắn liền với phát triển du lịch và bảo tồn, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện Kon Plông

Huyện Kon Plông nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum, có tổng diện tích tự nhiên là 137.124,6 ha. Toàn huyện có 09 đơn vị hành chính, với hơn 7.600 hộ; hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 85%, hộ nghèo trên 36%; hộ cận nghèo trên 11%. Huyện nằm ở độ cao trung bình 1.200 - 1.500m so với mực nước biển; khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình trong năm từ 18 - 24 độ; nguồn tài nguyên rừng với hệ sinh thái đa dạng, phong phú; có nhiều hồ thác, suối đá và cảnh quan đẹp; đây là tiềm năng thuận lợi để phát triển trở thành trung tâm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng phía đông của tỉnh Kon Tum; có nhiều hệ động vật, thực vật quý hiếm sinh sống; nhiều hồ thác như: Đắk Ke, Pasih, Lô Ba, hồ Toong Đam, Toong Zơri, Toong Pô… thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học. Đến nay tại khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen đã thu hút được các nhà đầu tư xây dựng các dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng… mang tầm cấp Quốc gia.

Ủy ban nhân huyện Kon Plông tổ chức Lễ công bố Quyết định

công nhận điểm du lịch thôn Vi Rơ Ngheo, xã Đắk Tăng

Từ những đặc điểm, tiềm năng, lợi thế của huyện như trên, trong khi xuất phát điểm của huyện còn thấp, là thách thức không nhỏ đối với cả hệ thống chính trị. Với những trăn trở đó, cấp ủy, chính quyền các cấp của huyện Kon Plông thường xuyên nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, áp dụng nhiều giải pháp khác nhau, một trong những giải pháp mà địa phương đã áp dụng bước đầu mang lại thành công, đó là thực hiện Kết luận số 08-KL/TU, ngày 24/02/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về chủ trương phát động Cuộc vận động (CVĐ) “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Qua đó phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong huyện, trong công tác tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người DTTS chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý; áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất gắn với liên kết nâng cao chuỗi giá trị các mặt hàng nông sản của địa phương. Triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án hỗ trợ của Trung ương, tỉnh trong công tác giảm nghèo bền vững trong vùng DTTS, vừa thể hiện sự sáng tạo của các cấp ủy Đảng ở cơ sở đó là triển khai xây dựng “mô hình phát triển kinh tế gắn liền với phát triển du lịch và bảo tồn, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

          Thấy rõ tiềm năng lợi thế, xác định rõ mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ phải giúp Nhân dân có sự thay đổi đột phá, từ việc chỉ nghĩ “trồng lúa, làm rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cầm”, huyện đã giúp Nhân dân tiếp cận cái mới, cái tiến bộ, những cách làm kinh tế mới đem lại hiệu quả cao. Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội huyện, Đảng uỷ xã, thị trấn tập trung tuyên truyền và hướng dẫn bà con Nhân dân đăng ký xây dựng mô hình “kinh tế gắn liền với phát triển du lịch và bảo tồn, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”; quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái; mô hình Tổ hợp tác, Hợp tác xã du lịch... trên địa bàn huyện. UBND huyện đã phối hợp với Sở, ban, ngành, UBND các xã, thị trấn tổ chức các lớp dạy nghề thủ công mỹ nghệ, đan lát, dệt thổ cẩm và các dụng cụ sinh hoạt được làm từ mây, tre... để trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các điểm du lịch, nhà văn hóa cộng đồng và bán cho du khách để tạo công ăn, việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Với sự quan tâm, chỉ đạo của cấp trên, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, C trên địa bàn huyện đã làm thay đổi nhận thức của người đồng bào DTTS; tạo đòn bẩy giúp người dân phát huy những tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng trên những mãnh vườn, thửa ruộng của mình, gắn liền với phát triển du lịch và bảo tồn, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đã có nhiều khởi sắc ở tại một số xã trong huyện như: Làng du lịch cộng đồng Kon Pring, thị trấn Măng Đen, Làng du lịch cộng đồng thôn Vi Rơ Ngheo, xã Đắk Tăng...

Việc triển khai có hiệu quả nhất mô hình này trước hết phải nói đến Đảng bộ xã Đắk Tăng, đơn vị có sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ, người đứng đầu cấp uỷ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị xã. Xác định được tiềm năng, lợi thế của các thôn trong việc phát triển mô hình kinh tế gắn với du lịch, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa; xây dựng Đề án làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo, xã Đăk Tăng (giai đoạn 2021 - 2025), tầm nhìn đến năm 2030, tập trung hướng dẫn Nhân dân triển khai thực hiện và đem lại hiệu quả, bng cách làm cầm tay chỉ việc, hỗ trợ sinh kế, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm trên địa bàn xã, đã duy trì trên 40 mô hình phát huy hiệu quả; nhân rộng 08 mô hình với 78 hộ đồng bào DTTS tham gia, tiêu biểu như mô hình: trồng dược liệu, cà phê, làm vườn rau an toàn, canh tác dưới tán rừng, trồng Lan Kim Tuyến, vườn ươm cây thông 5 lá, nuôi heo đen, nuôi dúi thương phẩm, nuôi cá... Kết hợp cùng với nhiều chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo, các mô hình đã góp phần giúp hơn 143 hộ trên địa bàn xã là hộ nghèo DTTS vươn lên thoát nghèo. Điển hình cho việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững là gia đình ông A Sơn, A Khôn, A Măng, A Long, A Hương, A Lang, Đinh Duy Phương...

Điều đặc biệt là CVĐ đã thật sự thay đổi nhận thức của bà con Nhân dân, từ những người nông dân tay lấn chân bùn, chưa từng bước ra khỏi luỹ tre làng, một nắng 2 sương với ruộng vườn, nương rẩy; nay đã biết tận dụng, khai thác các tiềm năng lợi thế của thôn, làng mình làm du lịch phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho chính gia đình mình, thôn làng mình. Đến nay xã Đắk Tăng đã xây dựng thành công và ra mắt điểm du lịch, Làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo, Hợp tác xã du lịch Vi Rơ Ngheo. Hợp tác xã du lịch có 18 hộ gia đình đã xây dựng homestay làm dịch vụ lưu trú. Qua thời gian hoạt động, làng du lịch Vi Rơ Ngheo không chỉ trong nước biết đến mà đã lan toả ra thế giới, đến nay đã có trên 1250 lượt du khách đến Vi Rơ Ngheo tham quan, trải nghiệm, đến đây du khách đã thấy được nét nguyên bản, truyền thống của làng đồng bào dân tộc Xơ Đăng, được cùng chế biến và thưởng thức những món ăn đậm hương vị của người địa phương như: “cơm lam, gà nướng, heo làng nướng lụi, rau rừng, cá sông suối…”; hòa mình trong không gian Cồng chiêng Tây Nguyên; tìm hiểu cuộc sống, sản xuất, sinh hoạt của đồng bào; thăm thú cảnh quan thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành bên các vườn Địa lan, Đỗ Quyên rừng...

Nhờ sự thay đổi nhận thức, bước đầu đem lại nguồn lợi kinh tế cho bà con Nhân dân, đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa để phát triển du lịch, lưu giữ được 17 bộ cồng chiêng, xây dựng được 03 câu lạc bộ cồng chiêng để phát triển du lịch; 6 câu lạc bộ dân ca, dân vũ trên địa bàn, nhiều hộ biết bảo tồn các ngành nghề truyền thống như: Đan lát, làm Rượu cần, Nghề chế tác nhạc cụ, nghề rèn, nghề làm mật ong rừng để phục vụ du lịch.

Sau hai năm thục hiện CVĐ, CVĐ thực sự đã đi vào hiện thực đời sống của Nhân dân và có sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư, đã góp phần tạo ra động lực để người dân tự giác bảo tồn, gìn giữ và quảng bá những giá trị, sản phẩm văn hoá đặc trưng của bà con đồng bào DTTS ở Kon Plông nói riêng và tỉnh Kon Tum nói chung. Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo Đảng uỷ các xã, thị trấn còn lại học tập kinh nghiệm, cách làm hay từ xã Đắk Tăng để tập trung tuyên truyền thay đổi nhận thức của bà con Nhân dân trong phát triển kinh tế, tận dụng các tiềm năng lợi thế của mình để phát triển kinh tế giảm nghèo bền vững tại các xã Măng Cành, thị trấn Măng Đen, Pờ ê…

Để tiếp tục thực hiện CVĐ “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” trong những năm tiếp theo. Đảng bộ huyện tiếp tục đề ra các giải pháp chỉ đạo thực hiện như sau: 

Một là, thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức về phát triển mô hình kinh tế gắn với du lịch và bảo tồn, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện.

Hai là, phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện, Đảng uỷ các xã, thị trấn, trong việc tập trung tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của bà con Nhân dân, thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các CVĐ, gắn với xây dựng mô hình phát triển kinh tế hộ, Tổ hợp tác, Hợp tác xã nông nghiệp với du lịch cộng đồng... trên địa bàn khu dân cư.

Ba là, thường xuyên chỉ đạo chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm phối hợp tổ chức các lớp dạy nghề, đặc biệt là các lớp dạy nghề thủ công mỹ nghệ, đan lát, các dụng cụ sinh hoạt từ mây, tre... để trưng bày, giới thiệu tại các khu, điểm du lịch, nhà văn hóa cộng đồng để phục vụ du khách đến tham quan, trải nghiệm và mua làm quà lưu niệm... qua đó tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con Nhân dân.

Bốn là, việc phát triển sản phẩm du lịch, cần ưu tiên các sản phẩm du lịch đặc trưng, có bản sắc riêng kết hợp tiềm năng, lợi thế với xu thế, thị hiếu của thị trường du lịch để xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mới, đặc trưng riêng, trọng tâm là sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, gắn với tìm hiểu, trải nghiệm các giá trị văn hóa, đời sống của cộng đồng dân cư./.

                                                        Bài, ảnh: Nguyễn Thị Hằng


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Video Clip