• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kon Plông đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống thông qua các phiên toà giả định

Thực hiện Thông báo số 1509-TB/HU, ngày 18/4/2023 của Huyện uỷ Kon Plông về Kết luận Hội nghị giao ban Thường trực Huyện uỷ với các cơ quan Dân vận Huyện uỷ, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, các ngành đoàn thể cấp huyện, cấp xã. Trong tháng 8 - 9/2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, Huyện đoàn, Viện kiểm sát Nhân dân (KSND), Toà án Nhân dân, Công an huyện Kon Plông xây dựng Kế hoạch tuyên truyền phòng chống tảo hôn thông qua tổ chức phiên toà giả định xét xử vụ án hình sự về tội “Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” theo quy định tại Điều 145 và tội “Tổ chức tảo hôn” theo quy định tại Điều 183 Bộ Luật hình sự tại địa bàn các xã Ngọc Tem, Măng Cành, Măng Bút, Trường PTDTNT huyện.

Phiên tòa giả định xét xử phòng chống tảo hôn

Tại các phiên tòa, Hội đồng xét xử đã thực hiện đầy đủ quy trình tố tụng, xét hỏi dựa trên tình tiết một vụ tảo hôn, tổ chức tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) từng diễn ra trên địa bàn huyện, dẫn đến hậu quả khôn lường. Phiên tòa giả định được lựa chọn địa bàn xã các xã có tỷ lệ tảo hôn cao và có nguy cơ tảo hôn cao để tổ chức tuyên truyền.

Nội dung vụ án tại các phiên toà giả định được xác định dựa trên những tư liệu của vụ án đã xảy ra. Các nhân vật trong phiên toà giả định từ Chủ toạ phiên toà, Hội thẩm Nhân dân, đại diện Viện Kiểm sát, Thứ ký phiên toà, đại diện chính quyền xã, luật sư, đến người bị hại, bị cáo do các thành viên của Toà án, Viện kiểm soát và đại diện Hội LHPN, Đoàn thanh niên đóng vai với nội dung dễ hiểu, sát thực tế cũng như việc xét hỏi, tranh luận và nghị án của các bên trong phiên tòa đã giúp người tham gia nâng cao hiểu biết về các quy định của pháp luật, hậu quả, hệ lụy của tảo hôn và xâm hại tình dục trẻ em.

Tại các phiên tòa, các đơn vị đã lồng ghép đặt câu hỏi nội dung liên quan nhằm giúp người dân tiếp thu kiến thức pháp luật hiệu quả. Với hình thức tuyên truyền trực quan sinh động, phiên tòa giả định nhằm đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức thượng tôn pháp luật cho người dân ở địa phương. Đặc biệt là thanh thiếu niên và đồng bào DTTS trên địa bàn huyện về những hệ lụy, cũng như việc xử lý nạn tảo hôn theo quy định của pháp luật. Từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, giúp giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.

Với hình thức tuyên truyền trực quan sinh động, phiên tòa đã thu hút đông đảo cán bộ và người dân đến theo dõi. Thông qua các phiên tòa giả định, nhằm giúp người dân hiểu rõ về hệ lụy của tảo hôn đối với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội và đặc biệt là làm suy giảm chất lượng giống nòi, đồng thời góp phần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân từng bước xóa bỏ những tập quán lạc hậu trong việc cưới, việc tang, lễ hội và đời sống sinh hoạt, gắn với thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghỉ, cách làm của đồng báo DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Sau phiên tòa giả định, Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật huyện đã tuyên truyền về những quy định, chế tài xử phạt của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình; xâm hại tình dục trẻ em. Kêu gọi mỗi người dân, đặc biệt là đoàn viên thanh niên sẽ là những tuyên truyền viên tích cực trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm liên quan đến tảo hôn, xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn./.

                                                                       Tin, ảnh: Nguyễn Thị Hằng


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Video Clip