• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm giúp đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững

Tỉnh Kon Tum có 43 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 54% dân số toàn tỉnh, sinh sống chủ yếu ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới. Trong những năm qua, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước có nhiều chương trình, dự án, chính sách đầu tư hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS, nhưng với xuất phát điểm thấp, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn; đặc biệt đồng bào DTTS vẫn còn duy trì phương thức sản xuất và những phong tục lạc hậu, dẫn đến kinh tế - xã hội chậm phát triển, cần có những cách làm, giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn...

Chủ trương ra đời từ yêu cầu thực tiễn

 

Tổ chức Lễ phát động CVĐ “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc       thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” năm 2021

Ngày 24/02/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum đã ban hành Kết luận số 08-KL/TU, về chủ trương triển khai Cuộc vận động (CVĐ) “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Đây là một chủ trương đúng đắn với yêu cầu thực tiễn trên địa bàn tỉnh, CVĐ được gắn kết với các phong trào thi đua yêu nước, các CVĐ và tổ chức thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, được các tầng lớp Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đồng tình hưởng ứng; sau 03 năm thực hiện, CVĐ đã đi vào hiện thực cuộc sống, được các tầng lớp Nhân dân; nhất là đồng bào DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, thay đổi cách thức lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo bền vững bằng chính nội lực của mình.

Toàn tỉnh có 361 mô hình trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội được triển khai với tổng giá trị 24,5 tỷ đồng, huy động 10.308 hộ nghèo, cận nghèo tham gia; có 11.664 hộ đồng bào DTTS thoát nghèo; có 4.803 hộ đồng bào DTTD thoát cận nghèo, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng lên, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn ngày càng khởi sắc và đô thị khang trang, văn minh.

Tính đến nay, toàn tỉnh có 50 xã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí nông thôn mới (NTM); 07 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 02 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 65/498 thôn (làng) vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn thôn NTM; 122.182/139.786 hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hoá; 723/756 khu dân cư văn hoá; 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (ĐĐKTDT), đón tiếp 2.336 lượt lãnh đạo từ Trung ương đến cấp cơ sở và 494.570 lượt người tham dự Ngày hội ĐĐKTDT; tổng kinh phí để tổ chức ngày hội là 27,549 tỷ đồng; Có 443 công trình được xây dựng chào mừng Ngày hội trị giá 26,615 tỷ đồng; có 18.663 tập thể, cá nhân được khen thưởng tại Ngày hội; có 756/756 KDC đã xây dựng được hương ước, quy ước và đã được phê duyệt, đạt tỷ lệ 100%; toàn tỉnh có 2.270 bộ cồng chiêng của 503 thôn, làng đồng bào DTTS trên địa bàn toàn tỉnh, gồm 351 bộ chiêng của cộng đồng và 1.919 bộ chiêng của hộ gia đình, cá nhân; tổng số Nhà Văn hóa cấp xã là 59/102 xã, phường, thị trấn. Trong đó có 42/59 Nhà Văn hóa đạt chuẩn, đã được trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết để tổ chức các hoạt động; có 734 khu dân cư có thiết chế văn hóa cấp thôn.

Cả hệ thống chính trị vào cuộc

Để cụ thể hoá Kết luận số 08 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, ngày 24/02/2021, Đảng đoàn Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum đã ban hành Chương trình số 01 triển khai C “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã biên soạn Sổ tay tuyên truyền thực hiện C và dịch ra năm ngôn ngữ (Kinh, Xơ Đăng, Ba Na, Gi Triêng và Gia Rai) cấp cho cán bộ làm công tác tuyên truyền từ tỉnh đến cơ sở.

Với phương châm gần dân, sát dân, sát cơ sở, các đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum đã trực tiếp về làm việc với Đảng ủy các xã; kiểm tra thực tế tại các thôn (làng) để nắm bắt tình hình và kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, định hướng để địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả CVĐ, cũng như nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, CVĐ đã từng bước đi vào cuộc sống. Cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng sát địa bàn, bám dân cư, chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn, chi hội, xây dựng mô hình gắn với CVĐ. Qua đó, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, làm thay đổi tư tưởng trông chờ, ỷ lại trong đồng bào DTTS và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS.

 

Đồng chí Dương Văn Trang - Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum  (thứ 2 từ trái sang) tham quan

mô hình trồng cây cà phê của đồng bào DTTS xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei

 

 

Đồng chí Lê Ngọc Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen

cho các tập thể có thành tích trong thực hiện CVĐ năm 2024

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả CVĐ, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, trong thời gian tới, các cấp, các ngành, đoàn thể, MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh cần làm tốt mấy vấn đề sau đây:

Phát huy hiệu quả đã đạt được trong 3 năm qua, thể hiện tinh thần sức mạnh của khối ĐĐKTDT, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, cần tăng cường hơn nữa trong việc tập hợp, củng cố và mở rộng khối ĐĐKTDT ngày càng vững mạnh, ra sức thi đua thực hiện CVĐ, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội mà Nghị quyết của Đảng các cấp đã đề ra, tích cực vận động Nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực tự, tự cường, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc, bảo đảm giữ vững ANCT và TTATXH, phấn đấu đưa tỉnh ta sớm thoát khỏi một tỉnh nghèo.

MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh tiếp tục phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, thống nhất hành động để đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, gắn với CVĐ “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”; khắc phục những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cần thiết để góp phần thực hiện tốt các phong trào thi đua của địa phương.

Vận động Nhân dân tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các CVĐ, triển khai thực hiện những nội dung cụ thể về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng - vật nuôi, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho Nhân dân, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống về mọi mặt cho Nhân dân, góp phần ổn định đời sống lâu dài và bền vững ở cộng đồng KDC.

Trên tinh thần đó, để thực hiện tốt những nhiệm vụ nói trên, MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh cần phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân, tạo cho được sự chuyển biến đồng bộ trong cả hệ thống chính trị, phát huy mạnh mẽ vai trò làm chủ, đi đôi với nâng cao trình độ về mọi mặt của Nhân dân. Góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy các phong trào, các nhiệm vụ chính trị của tỉnh nhà, phát huy sức mạnh ĐĐKTDT; thực hiện dân chủ; tăng cường đồng thuận xã hôị, góp phần xây dựng tỉnh Kon Tum ổn định, phát triển bền vững, ngày càng giàu đẹp, văn minh và tiến bộ./.

                                                                    Bài, ảnh: Nguyễn Đăng Bình  


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip